18 septembre 2014

Chính thể XHCN hay chính thể “quân chủ đảng trị” tai Viêt Nam?



LG  Đức Thành 


Hiến pháp mới tại "chương chế ðộ chính trị", ðiều 1 qui ðịnh: 1, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và Vì Nhân dân. 2… Tất cả quyền lưc thuộc về Nhân dân do nhân dân làm chủ mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giaI cấp nông dân và ðội ngũ trí thức.
Mới nghe tưởng như ðây là nhà nước tốt ðẹp nhất văn minh nhất mà không ở ðâu trên trái ðất này có ðược. Chỉ có duy nhất ở Việt Nam.


Thực tế thì sao? Với lực lượng ðông ðảo công nhân ðược ðảng coi là nền tảng chính của nhà nước thì thân phận của họ đều là lao động làm thuê với đồng công rẻ mạt, không phát huy được chất xám nếu có và phụ thuộc hoàn toàn vào chủ tư bản kể cả doanh nghiệp tư bản nhà nước trong lòng một nhà nước XHCN ở VN hiện nay, phụ thuộc hoàn toàn vào giới chủ ðể chấp nhận "ðược bóc lột" hòng nuôi sống bản thân theo nghĩa chỉ để tồn tại thì thử hỏi họ có quyền lực nỗi gì?

Đối với nông dân là lực lương ðông ðảo nhất của ðất nước, họ làm ra nông sản, hàng hóa cho chính ðất nước và xã hội thì Hiến pháp và luật đất đai đã coi họ là lao động làm thuê trên chính tư liệu sản xuất mà nói là của họ ( toàn dân) nhưng họ không có quyền sở hữu chiếm hữu và ðịnh ðoạt cái ðất ðai mà từ thưở hồng hoang của loài người họ ðã có nhờ công khai phá của họ mà họ mới thực sự cho hiệu quả sản xuất tốt nhất nếu họ có đầy đủ quyền sở hữu nhưng đằng này đảng lại chỉ giao quyền được sử dụng có thể bị lấy mất bất cứ khi nào thì làm sao họ yên tâm canh tác. Thời kỳ phong kiến tuy chế độ hà khắc đẩy người dân đến nghèo khó nhưng nhà nước phong kiến và thuộc ðịa VN ít nhiều còn thừa nhận có sở hữu tư nhân về tư ðất ðai và các tài sản khác. Còn ngày nay, mặc dù được đảng thừa nhận là người chủ của nhà nước, ðược coi là một nền tảng chính " Bao nhiêu quyền lợi ðều ở nơi dân" vậy mà họ phải làm thuê trên chính ðất ðai do nhà nước quản lý thì không biết giới cầm quyền lừa mỵ dân đến khi nào!

Đội ngũ trí thức là lực lượng thứ 3 trong cái nền tảng của nhà nước nhưng họ ðược ðối xử ra sao chắc mọi người ðều biết. Trong vai trò của mình, họ đem kiến thức, trí tuệ , chất xám vạch ra những sai lầm ấu trĩ của một hệ ý thức hệ lỗi thời ảo tưởng siêu hình mà đảng cầm quyền cố tình đeo bám dẫn đến hệ lụy xấu về mọi mặt cho đất nước. Họ đã bóc mẽ rồi cảnh báo bản chất thật của ông bạn vàng 4 tốt của đảng nhưng thực tế đến nay vẫn có kẻ mang danh lãnh đạo đảng tuyên truyền rằng những đóng góp đó của đội ngũ trí thức ấy là giọng điệu của thế lực thù địch. Tổ chức nào phản biện mạnh nhất thì đảng ép phải giải tán nên dù lãnh đạo đảng nhà nước có phát biểu ở ðâu nhằm tâng bốc ðề cao ðội ngũ trí thức mà không thực chất ra những quyết sách, hành ðộng ðể phản biện lại ðường lối chính sách về phát triển ðất nước, về mở rộng dân chủ, nhân quyền, về tự do chính kiến …thì chừng đó không chỉ riêng đội ngũ trí thức mà toàn thể xã hội có quyền nghi ngờ đảng, nghi ngờ về sự “ treo đầu dê bán thịt chó” trong các nghị quyết của đảng.

Nhà nước XHCN thực sự là loại nhà nước gì , nó như thế nào và ðích ðến thành công là ðâu, có giống với dạng nhà nước nào trên thế giới? Ðến nay chưa có nhà lý luận Mác xít nào hay người ðứng ðầu cao nhất của ÐCS Việt Nam chỉ ra ðược cho dân tộc và ðất nước ðể nhân dân yên tâm ði theo. Cái mô hình nhà nước Xô- viết mà ðảng ðã dẫn dắt cho dân tộc trong chặng đường đầu tiên xây dựng XHCN cuối thập kỷ 20 phải noi theo đã bị chính nhân dân Liên –xô và các nước Ðông Âu ðạp ðổ ngay từ ðầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Sau hội nghị Thành Ðô mờ ám ðã ngót phần tư thế kỷ, rõ ràng mô hình nhà nước XHCN kiểu Hán hóa ðã càng ngày càng bộc lộ bộ mặt nham hiểm của CNXH mang màu sắc Trung Quốc với chính cái thể chế XHCN tại Việt Nam do chính cái Đảng anh em của đảng cộng sản Tàu lãnh đạo. Với mô hình XHCN mang màu sắc Đại Hán, thế giới đang phải đau đầu vì nó không cần biết đến luật pháp Quốc Tế, không cần biết đến trách nhiệm của một nước lớn đến với cộng đồng, và người ta ðang ngày càng nhận ra nó ðang hủy hoại chính dân tộc của nó cũng như cộng ðồng thế giới bằng nạn ô nhiễm, bằng ðộc tài toàn trị, bằng tham nhũng .

Thế giới đang phải vất vả để đưa nó vào quĩ đạo phát triển chung của xã hội loài người . Chẳng lẽ với một ðảng có trí tuệ tột bậc anh hùng hiển hách ðánh ðổ hai ðế quốc to nhưng khi Liên Xô và Ðông Âu tan rã Đảng ấy lại cam tâm ôm chân bợ đỡ đảng Tàu để xây dựng một mô hình nhà nước na ná cùng ý thức hệ CS kiểu Tàu tại Việt Nam. Nếu mô hình này là thật được khởi phát từ hội nghị Thành Đô thì thật là thảm họa ,nguy hiểm cho dân tộc này!.

Sau cái mật nghị Thành Đô, bằng tiếp tục dương cao ngọn cờ Mác- Xít được mềm hóa thêm cái đuôi " và tư tưởng Hồ ChíMinh" trong hơn 20 năm qua ( tính từ hiến pháp 1992) ðã đưa đất nước của Đảng lãnh đạo ngày càng lệ thuộc vào Tàu cộng về mọi mặt đó là một sự thật mà người cầm quyền cao nhất của ðảng cũng như 15 vị UVBCT chưa bao giờ dám ðề cập và phản bác lại.

Xét về mô hình nhà nước của Việt Nam trước hiến pháp 92 ðược thể hiện trong Hiến pháp 1980 ðó là mô hình "nhà nước ðảng trị tuyệt ðối" bởi "Ðảng cộng sản Việt Nam là lực lượng "duy nhất" lãnh đạo nhà nước và xã hội (không còn, và không thể ai khác ngoài đảng CSVN). Hệ quả của thời kỳ này là nền kinh tế kiệt quệ đất nước ,lòng dân hoang mang, chiến tranh kéo dài liên miên, Việt Nam bị cô lập nhất trên trường Quốc tế.
Và một dấu ấn không bao giờ phai mờ đối với những công dân có trách nhiệm của đất nước là đảng lãnh đạo đất nước kiệt quệ như thế nhưng không hề phải chịu trách nhiệm trước dân tộc đất nước mà vẫn, chưa bao giờ thực sự thành tâm xin lỗi nhân dân mình mà còn ngạo mạn tự phong là lực lượng lãnh đạo đất nước cho đến ngày nay.

Từ Hiến pháp 1992 đến nay với mô hình quyền lực nhà nước như hiện nay, thực ra nó là biểu hiện quyền lực "Nhà nước Quân chủ , ðảng trị mang danh lập hiến" . Tuy ðã bỏ được hai từ " duy nhất" sau cụm từ là lực lượng lãnh đạo tại điều 4 nhưng không thể che dấu nổi đó là chế độ “quân chủ đảng trị mang danh lập hiến” Được thể hiện bởi những yếu tố đặc điểm sau:

1. Cơ quan Chủ tịch nước hiện nay mặc dù ðược thừa nhận vị trí vai trò " nguyên thủ quốc gia" nhưng chủ tịch nước chỉ có vai trò tượng trưng như ban bố tình trạng chiến tranh mỗi khi có biến, ký lệnh tổng động viên, ân giảm hay bác án tử hình , sắc phong, khen thưởng cấp nhà nước hay tiếp và ðón các nguyên thủ quốc gia khác… Thật giống với mô hình những nhà nước quân chủ trên thế giới mà nhiệm vụ của vua, quốc vương hay nữ hoàng cũng tương tự như thế. Chỉ có ðiều khác là vua , hay quốc vương hoặc nữ hoàng là do hoàng gia lựa chọn còn những ông " vua" của Việt Nam dưới thời XHCN hiện ðại do ðảng lãnh đạo lựa chọn và bầu bán theo nhiệm kỳ ( hoàn toàn không phải dân bầu vì chưa có cử bầu trực tiếp)
 

Cái áp đặt chính sách ngu dân nhất của nhà nước "XHCN" tại VN là tại những nước có nền quân chủ lập hiến thì sự phân chia quyền lực rất rõ ràng theo nguyên tắc tam quyền phân lập chứ không phải quyền lực tập trung thống nhất trong tay một nhúm đảng viên mà có lực lượng suy thoái nhất không cách gì khắc phục được như ở Việt Nam.

Nhà vua ở những đất nước ấy được tôn vinh trong thực tế là người trong hoàng tộc ðã có những công trạng to lớn trong lịch sử của đất nước họ . Được cả dân tộc họ tôn vinh dù nhà nước ấy có rất nhiều chính ðảng nhưng ai ai cũng dương cao ngọn cờ vì nhà nước của vua ( lấy Thái lan là một ví dụ khi các ðảng phái không thể dung hòa mâu thuẫn ấy là lúc nhà vua đứng ra hòa giải .Vì ngày sinh nhật vua lực lượng chống ðối chấp nhận ngừng biểu tình). Liệu ĐCSVN có đủ uy tín để làm việc này khi chính đảng là thủ phạm gây ra mâu thuẫn bất ổn nhất hiện nay .

Ở những nước có nền quân chủ ấy vua có lý do để tồn tại là tập hợp mọi thành phần trong dân tộc biết phát huy giữ gìn những giá trị truyền thống cũng như tiếp thu những giá trị văn minh nhân loại. Vua tồn tại không phải vì tiếm giữ quyền lực như mà vua ðược dân tộc và ðất nước tôn vinh. Còn Việt Nam thì sao 1 đảng với hơn 8o năm trưởng thành từ tầng lớp bần cố nông nêu cao khẩu hiệu người cày có ruộng ðể kích ðộng lớp người này " trí phú ðịa hào ðào tận gốc trốc tận rễ" khiến cho bao người con ưu tú của dân tộc ngã xuống bởi chính bàn tay của đảng. Muốn giành chính quyền bằng mọi giá Đảng đã bị chính ý thức hệ cộng sản quốc tế chi phối , bằng niềm tin ngây thơ chính trị tưởng rằng có "một thế giới ðại ðồng" thực sự nên ðã chấp nhận vay mượn súng ðạn của những nước lớn tiến hành cuộc chiến tranh ðẫm máu nhất trong lòng dân tộc suốt 30 năm. Để rồi cuối cùng luôn luôn vỗ ngực rằng đã chiến thắng chính đồng bào mình?!.

Với tư duy hiếu thắng nên không chịu hòa hợp hòa giải dân tộc để làm sức mạnh ngăn ngừa ngoại bang dòm ngó thì đằng này lại cam tâm coi kẻ thù của dân tộc thành những người ðồng chí bạn vàng bốn tốt. Và bằng lược lượng 90% ðảng viên áp ðảo ðảng ðã dễ dàng thông qua được hiến pháp ghi nhận vai trò lãnh đạo của đảng nhưng số đó không bao giờ phản ánh trung thực ước nguyện thật của 90 triệu dân. Và như thế Chế ðộ XHCN mà Việt Nam ðang có với nền quân chủ lập hiến ở một số nước ai văn minh hơn ai?

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay rất giống với chế độ quân chủ phản động không lập hiến đó là mọi quyền lực đều tập trung ở nơi vua tức vua là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội " thay trời hành đạo" và không có chuyện tam quyền phân lập . Hãy xem lại hiến pháp mới và các phát biểu của lãnh đạo đảng trong thời kỳ sửa đổi hiến pháp rằng “ Việt Nam không có nhu cầu đa đảng, không có chuyện tam quyền” mà không thèm trưng cầu dân ý sẽ thấy đâu là bộ mặt thật của đảng đối với dân tộc.

Nhưng thực tế ðể bớt bị chỉ trích ðảng chỉ chấp nhận phân chia quyền lực trong ðảng mà ðảng ấy ðang thừa nhận trước bàn dân thiên hạ là ðang suy thoái với bộ phận lớn hiện nay ðang bộc lộ ðã liên kết với xã hội đen (vụ cán bộ đảng quận Cầu Gi ấy mà báo chí vừa đưa tin là một ví dụ) chưa biết ðến bao giờ khắc phục ðược.

Bởi thế cho nên nguyên chủ tich Quốc hội Nguyễn Văn An đã chỉ đích danh đó là "những ông vua tập thể".

2. Quốc hội là cõ quan quyền lực cao nhất nó có cả quyền lập hiến lẫn lập pháp nhưng thực ra nó chỉ là cụ thể hóa ðường lối chính sach của ðảng, và cõ cấu trong cái Quốc hội này chiếm tới hõn 90% số ðại biểu là ðảng viên thì nếu không là đảng trị mang danh lập hiến thì là đảng có quyền lập hiến trong quốc hội nên những văn bản cao nhất từ hiến pháp đến các luật hiện hành đều sặc mùi đảng trị.

Nào là " đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý" nhưng ðảng thì lại là lực lượng lãnh đạo đồng thời người của đảng lại nắm toàn bộ bộ máy quản lý nhà nước nên ðảng chính là chủ thể quản lý đất đai mới là chính xác nhất! và dân oan kiếu kiện đất đai đầy đường trong thời gian qua không ai khác chính là đảng gây ra.

Một khía cạnh khác.


 
Thực chất đất đai là sở hữu toàn dân mà mà khái niệm " toàn dân" là một tập hợp lớn của những tập hợp nhỏ còn gọi là một bộ phận dân hoặc nhỏ hơn là những cá nhân dân thì đem chia nhỏ các tập hợp toàn dân ấy thành ra nhiều cá nhân dân dù nhỏ đến đâu thì hai chữ sở hữu kèm theo ấy ít ra nó chỉ nhỏ đi tương ứng chứ tại sao bỗng nhiên nó lại mất đi để biến sang thành “ sở hữu- quản lý” của một chủ thể khác đó là " Nhà nước"- Cái chủ thể này hoàn toàn ðộc lập và ðối lập với chủ thể nhân dân . Ðiều này chỉ có thể lý giải rằng Đảng đã lái "toàn dân" là không phải những bộ phận dân, những cá nhân dân mà phải hiểu đó là tập hợp không dân mà đã là không dân thì người quản lý ( đảng) muốn làm gì thì làm.

3. Lập pháp và hành pháp lẫn lộn: Luật ra vừa yếu tính dự báo, tính ổn định , tính kế thừa. Nguyên nhân vì đâu, chưa bao giờ được xem xét đánh giá đúng mức. Chỉ biết rằng nhân dân lại phải è ổ đóng góp sưu cao thuế nặng cho đảng làm công tác sửa đổi sau vài ba năm thậm chí một hai năm ban hành những sản phẩm luật có giá trị thấp hay " sản phẩm luật quá rởm" như vây.

Tình trạng cho phép c ơ quan hành pháp ban hành các văn bản hướng dẫn luật như ban hành các nghị ðịnh thông tư hướng dẫn ngày càng phổ biến tức là tình trạng cơ quan hành pháp ngang nhiên lấn sân cơ quan lập pháp trong việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Ðiều này dẫn ðến hệ quả là giải thích luật tùy nghi, theo ý chí của người thừa hành mà không phải ý chí nguyện vọng của người dân. Mà biểu hiện rõ nhất là người ðược giao quyền hướng dẫn luật chỉ ra văn bản hướng dẫn khi thấy cần thiết c n khi nó không cần thiết cho người thừa hành thì dù luật đã có hiệu lực một hai năm hoặc bao năm đi nữa luật hãy cứ đợi đấy cho dù nó là sản phẩm của "cơ quan quyền lực cao nhất".

Luật sai trái vi hiến đến đâu cũng không có cơ chế để hủy vì đảng quyết tâm không chấp nhận tòa án hiến pháp. Hiến pháp có được xây dựng đúng nhu cầu đòi hỏi của dân không không tài nào biết được bởi không có luật trưng cầu dân ý. Không có cơ chế để phúc quyết hiến pháp thì làm sao lại hồ đồ rằng hiến pháp là thể hiện ý đảng lòng dân…

Để nhặt ra những đặc điểm của một nhà nước ðảng trị kiểu quân chủ phản ðộng mang danh lập hiến mà ðảng ðang lòe bịp đó là nhà nước XHCN tại Việt Nam từ trong hiến pháp, trong các vãn bản luật , trong nghị quyết ðại hội ðảng và trong thực tế ðiều hành của các cơ quan ðảng nhà nước hiện nay là rất nhiều với những chứng cứ vô cùng sống ðộng.

Với những biểu hiện như trên liệu chúng ta có thể trông ðợi vào thứ chính thể XHCN mà ðảng áp ðặt cho dân tộc việt Nam chúng Ta như thế hay không. Hay lại phải ðợi " 100 năm nữa không biết có CNXH hoàn thiện " theo kiểu ðảng trị mang hình thức na ná "quân chủ xưng vương, xưng danh lập hiến" ðược hoàn thiện hơn ở Việt Nam hay không?

Hiện nay mọi người ðang bàn về vấn ðề thoát Trung nhưng thiết nghĩ chúng ta hãy tìm cách thoát chính chúng ta. Thoát ngay cái tư tưởng ðảng trị lỗi thời kiểu quyền lực thuộc về Quân vương tập thể và mang danh lập hiến nhưng không chịu phân chia quyền lực như ðã phân tích ở phần trên thì mới có cơ hội thoát Trung và bình đẳng với người Tàu cũng như sớm lấy lại ðược chủ quyền biển ðảo. Và trên hết dân tộc ðất nước mới có cơ hội phát triển, thịnh vượng bình đẳng ấm no dân chủ hạnh phúc như chính ước nguyện ngàn đời của dân tộc Việt
ĐT